Hội nghị thường niên Nguồn Nhân Lực Hạnh Phúc 2019 (Vietnam Happiness At Work Summit) được Anphabe tổ chức với sự hiện diện của hơn 600 CEO và Giám đốc Nhân sự đến từ các công ty hàng đầu, đã đưa ra một vấn đề đáng báo động của nguồn nhân lực Việt Nam hiện tại với tựa đề “The Leavers – Những người ra đi”. Đây là sân chơi thường niên để các nhà lãnh đạo thảo luận và học hỏi những xu hướng quản trị con người mới nhất, xoay quanh các giải pháp thiết thực để hạn chế tình trạng trên.
Tỷ lệ nghỉ việc ở mức báo động
Theo Khảo sát Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam ghi nhận tỷ lệ nghỉ việc đang gia tăng liên tục trong vòng 3 năm qua và dự đoán sẽ cán mốc đáng báo động 24% trong năm 2019. Cụ thể, ở bậc nhân viên, nhóm lương dưới 10 triệu có tỷ lệ cao nhất 29% trong khi đó, các cấp bậc cao hơn như Trưởng nhóm, Quản lý, Giám đốc…, lương càng cao thì dự định nghỉ việc càng nhiều.
“Nếu 10% là tỷ lệ nghỉ việc lý tưởng, cho phép một tổ chức duy trì hoạt động ổn định và có thể chuyển đổi với những con người mới sau mỗi chu kỳ 10 năm, thì chúng ta khó thể yên lòng với tỷ lệ nghỉ việc 24% hiện tại. Cam kết với sứ mệnh Xây dựng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Hạnh Phúc, một lần nữa Anphabe tiếp tục tiên phong trong việc tìm hiểu những xu hướng thực và kết nối những hành động thực Nghĩ Khác Biệt, Làm Vượt Trội để hạn chế tối đa thất thoát từ những người ra đi. Cùng nhau, chúng ta sẽ sẽ cùng hướng tới một nguồn nhân lực Việt Nam Hạnh Phúc & văn minh hơn.” bà Thanh Nguyễn, giám đốc điều hành của Anphabe chia sẻ. Hội nghị thu hút nhiều đơn vị tham gia và góp ý.
Không hẳn lương cao nhân viên sẽ nỗ lực, trung thành
Các phòng ban có cấp bậc cao có lương càng cao thì dự định nghỉ việc càng nhiều là phòng Tiếp thị, Tiếp thị bán hàng, IT và Tài chính. Thực tế này chứng minh “Không hẳn cứ lương cao hay chức tốt là nhân viên sẽ nỗ lực và trung thành với công ty”.
Tỷ lệ nghỉ việc ở nhóm nhân sự trẻ (thế hệ 9X) cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác. Theo bà Thanh Nguyễn, giám đốc điều hành và truyền cảm hứng công ty cổ phần Anphabe, điều đáng nói là, ngay cả ‘hài lòng’ về môi trường làm việc, thì vẫn có hơn 17% dự tính nghỉ trong vòng một năm tới. Với nhân viên thâm niên dưới 2 năm có rủi ro nghỉ việc cao nhất, đặc biệt ở cấp Quản lý & Giám đốc cao hơn hẳn các mức thâm niên khác.
Theo phân tích đã chỉ ra 4 nhóm yếu tố then chốt dẫn đến quyết định ĐI hay Ở của những người ra đi, bao gồm: Thu nhập, Kế hoạch nghề nghiệp, Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Cân bằng công việc – cuộc sống.
Khi đã nhìn rõ hơn các nhóm nguyên nhân, chúng ta cần giải quyết vấn đề “người ra đi” hiệu quả và hành động ngay từ giai đoạn còn gắn kết cũng như cảnh giác các dấu hiện ‘rạn nứt’. Tăng lương hoặc thăng chức KHÔNG NÊN là giải pháp duy nhất vì chỉ có tác dụng tạm thời, cốt lõi vấn đề để tăng Gắn Kết, Nỗ Lực cũng như Lòng Trung Thành vẫn phải là kết hợp chiến lược “KÉO và ĐẨY”.
Anphabe sẽ cung cấp các Workshop thiết kế riêng để hỗ trợ doanh nghiệp về các giải pháp liên quan tới Zombie công sở và Gia tăng Động Lực nhân viên. Bên cạnh đó, tại Hội nghị, các diễn giả đã cùng nhau thảo luận và chia sẻ nhiều giải pháp, hành động thực tiễn qua 10 phiên nội dung để hạn chế thất thoát từ những người ra đi.
Beyond the Norm
Bắt nguồn từ chính những trăn trở mà Hội nghị đưa ra về tỷ lệ nghỉ việc gia tăng, chúng ta cần hiểu rõ hơn về nguồn nhân lực, đặc biệt là thế hệ trẻ từ trước khi tuyển dụng. Họ sẽ thay đổi nguồn nhân lực tương lai của Việt Nam thế nào? Xu hướng nghề nghiệp và kỳ vọng về môi trường làm việc đầu tiên ra sao? Quan trọng hơn, để sẵn sàng cho sự hợp tác tương lai với nhân tài gen Z, các công ty phải thay đổi những gì ngay từ bây giờ?
>>Xem thêm: Hội nghị Nguồn nhân lực hạnh phúc 2019: Những người ra đi
Cũng trong sự kiện lần này, với sự tham gia của rất nhiều đơn vị Đối tác chiến lược đã góp phần khiến Hội nghị trở nên đặc sắc và đa chiều hơn như :
Công ty liên doanh TNHH KFC Việt Nam, khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997. Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 140 nhà hàng, có mặt tại hơn 21 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam..
Công ty cổ phần kết nối thời trang Faslink, được thành lập từ 2008, Công Ty Cổ Phần Kết Nối Thời Trang (Faslink JSC.) là sự hợp nhất giữa Công Ty Cổ Phần May Mặc Xuân Phương Nam và Công Ty Vải Sợi May Mặc An Thuận Phát.
Công ty Unilever Việt Nam, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh. Unilever hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình.
Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), à công ty chế tác và bán lẻ trang sức hàng đầu châu Á, giữ vị trí số 1 trong các phân khúc trung và cao cấp tại Việt Nam.,.. và rất nhiều đơn vị khác đã đóng góp trong Hội nghị.
Với quy mô và danh tiếng của mình, khảo sát cũng thu hút được sự hỗ trợ truyền thông từ Facebook Workplace và Tổ hợp Đất Việt VAC, thực hiện khảo sát trên 25,000 sinh viên tại 50-70 trường đại học trọng điểm trên toàn quốc thuộc 10 Khối ngành chính. Kết quả khảo sát và lễ vinh danh Thương hiệu Nhà Tuyển Dụng hấp dẫn nhất do Sinh Viên Việt Nam bình chọn sẽ được công bố vào tháng 03/2020.