Trong cuộc hành trình tìm đường đi du học Đức, có rất nhiều khó khăn bên cạnh những thuận lợi như được miễn phí học phí, cơ sở đào tạo hạng nhất. Không phải cứ đáp cánh an toàn xuống xứ sở này là bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm. Vậy nên, hãy cùng USIS Education lắng nghe tâm sự của du học sinh trong cuộc về những khó khăn, thử thách trong chuyến đi du học Đức của họ nhé. Kể từ khi vạch ra cho chính mình ước mơ đi du học ở nơi xứ, các cựu du học sinh 9x đã từng chia sẽ những kinh nghiệm “xương máu” mong mọi người tránh lặp lại như họ ở tại Đức như sau:
Những Áp Lực Căng Thẳng Về Visa Khi Du Học Đức
Khi đi du học ở Đức bạn phải nhớ khoảng 2 năm gia hạn Visa một lần và điều này khiến bạn phải có tiền để chứng minh tài khoản cá nhân. Bạn Huyền Trang (1994) – hiện là cựu học sinh trường Freiburg từng nói: cứ mỗi lần đến khi gia hạn visa là mình phải chạy vạy khắp nơi để vay mượn cho đủ số tiền rồi sau này mới trả từ từ. Áp lực về visa đôi khi khiến mình khủng hoảng nặng nề.
Đồng thời, Trang chia sẻ rằng nếu ai thi rớt hoặc chuyển ngành học quá một mức nhất định nào đó sẽ bị đuổi về nước. Hoặc nếu ai học một học kỳ quá lâu cũng nằm trong diện nguy hiểm phải khăn gói về nước. Hóa ra, việc gia hạn visa ngoài số tiền bạn cần chứng minh còn là thực lực và khả năng học tập của chính bạn nữa.
Các Kì Thi Cam Go Trong Mắt Du Học Sinh 9x
Đối với Linh Diệu – cựu sinh viên trường Freie Universitat nói khi bạn đến Đức, bạn bị “shock văn hóa” và khó khăn trong việc học tập vô cùng. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải cố gắng gấp 2, 3 lần những người khác. Khi ai đó đang ngủ, bạn ấy buộc phải học bù để có thể theo kịp chương trình trên lớp.
Linh Diệu chia sẻ nếu bạn du học Đức, đồng nghĩa với việc bạn phải trải qua vô số các kì thi như:
– Kỳ thi tiếng Anh: kì thi tiếng Anh ở Đức không quá khó khăn nhưng nó thường hay sát những kỳ thi khác khiến quỹ thời gian ôn thi trở nên ngắn hạn hơn. Bạn Ngọc Hân (1993) từng đi du học trường Heidelberg University chia sẻ : mình đã từng thi rớt kì thi này trong khi quá mải mê tập trung vào kì thi tiếng Đức và dự bị đại học, kết quả là nếu bạn muốn thi qua, hãy dành cả tuần ở trong thư viện trường, thậm chí.
– Kỳ thi tiếng Đức: chương trình học tiếng nặng đến nỗi những du học sinh 9x như Linh Diệu thường hay trêu nhau là học tiếng Đức sẽ chữa được bệnh loạn trí và viêm họng vì ai cũng phải căng não khiến cơ thể vừa đau đầu vừa đau họng.
– Kỳ thi dự bị đại học: đây là một kỳ thi được xem là “nỗi ám ảnh kinh hoàng” của các du học sinh tại Đức. Vì nếu bạn bị rớt kì thi dự bị đại học thì bạn phải khăn gói đi về nước. Thời gian giúp bạn có nhiều thời gian để chuẩn bị là 2 năm. Hãy làm tốt nhất có thể nếu không muốn ước mơ du học Đức của mình bị tan vỡ.
Với tư cách là cựu sinh viên du học Đức, nếu bạn không vượt qua môn nào hơn 3 lần tức là bạn buộc bị đá ra khỏi ngành ấy. Và với những áp lực cực độ trong trường đại học ấy, Linh Diệu đã rút ra cho mình những bài học xương máu khi ôn thi và phương pháp học tập tối ưu, hiệu quả nhất mà khó ai bì được sau khi ra trường.
Vấn Đề Tiền Bạc Ở Đức
Như chúng ta đã biết, du học sinh Đức hoàn toàn được miễn phí chương trình học đại học hệ chính quy ở Đức nhưng thay vào đó bạn phải đóng các khoản tiền như việc học tiếng Đức, tiền thuê trọ, tiền bảo hiểm, tiền đi lại và hàng tỷ các khoản tiền phát sinh khác nữa.
Vì giá cả ở Đức đắt đỏ hơn ở Việt Nam nên các cựu học sinh 9x như Linh Diệu từng nói mấy tháng đầu do không biết cách chi tiêu và tìm nơi làm thêm nên ăn uống không đầy đủ, có lúc học mệt đến ngất xỉu, sụt cân nghiêm trọng đến mức không dám gọi về nhà cho ba mẹ. Hay như bạn Thùy Chi (1990) là cựu học sinh trường Freiburg chia sẻ rằng lúc nhìn xuống bàn tay đầy vết sẹo nhỏ do cuộc sống bôn ba nơi xứ người chỉ muốn thốt lên “Tớ nhớ mãi cái thời cực khổ ấy!”
Ngày Chủ Nhật Khốn Khó Ở Đức
Lúc ban đầu đến Đức, bạn Huy (1996) đã thiếu nhiều đồ dùng vì chưa chuẩn bị kỹ càng. Xui xẻo thay hôm ấy lại vào ngày chủ nhật ở nước Đức. Hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa vì người Đức cho rằng, đó là ngày của Chúa, mọi người đều cần nghỉ ngơi với gia đình. Vậy nên, Huy phải tự tìm cách để xoay sở sau khi cậu chàng không thể mua sắm được bất cứ thứ gì trong ngày Chủ nhật. Huy có lúc bật cười vì sự ngốc nghếch của mình: “Có nhiều ngày tớ nhịn đói vì tính đãng trí khi quên mất ngày mai là chủ nhật”.
Ai đi du học cũng có những lần ” trầy da tróc vảy” vì thiếu kinh nghiệm và chưa được tư vấn kỹ càng. Nhưng cũng chính vì nhờ có những lần “xương máu” như các cựu học sinh 9x đã trải qua, họ trở nên dần độc lập, khôn ngoan và trưởng thành hơn. Giống Albert Einstein từng nói: “Nguồn tri thức duy nhất là kinh nghiệm”. Chỉ khi biết cách biến những kinh nghiệm du học Đức “xương máu” của họ thành của mình, thì du học Đức sẽ không còn là nan đề khó giải trong lộ trình du học của bạn nữa. Và nếu các bạn muốn tìm hiểu về du học ở Mỹ như thế nào thì truy cập vào trang web chính của USIS Education để biết thêm chi tiết nhé!