Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế như một lẽ tất yếu các doanh nghiệp SME ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, theo các bạn doanh nghiệp SME là gì? Lâu nay chúng ta vẫn được nghe tới các doanh nghiệp SME thế nhưng thực tế không phải ai cũng biết doanh nghiệp SME là gì, đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp SME? Để hiểu rõ hơn các hình thức của các doanh nghiệp SME hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Coworking space tạo nên “cơn sốt” mới tại Việt Nam
Doanh nghiệp SME là gì?
Doanh nghiệp SME là cụm từ viết tắt của từ Small and Medium Enterprise đây là một dạng doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực làm ăn kinh doanh mới thông dụng nhất trên thị trường kinh doanh toàn cầu. Chiếm tới 95% trong tổng số các doanh nghiệp trên toàn cầu hiện nay và tạo nên 50% việc làm cho người lao động trên thế giới. Theo Office168 chia sẻ về doanh nghiệp SME, đây đang là mô hình doanh nghiệp có sự phát triển một cách chóng mặt và đang dần có dấu hiệu phát triển tại Việt Nam.
Đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp SME
Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Theo số liệu được Ủy ban châu Âu (EC) công bố 8/2014, hơn 20 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở châu Âu chiếm 99% tổng số doanh nghiệp. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân. Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.
Gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô vốn nhỏ, gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Điều này là một cản trở không nhỏ trong việc triển khai, áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng.
Các doanh nghiệp SME thường gặp khó khăn về nguồn vốn còn khá thu hẹp và phải đau đầu với những chi phí về cơ sở vật chất, nhân lực, chi phí văn phòng,… Hiện nay, để giải quyết những vấn đề đó, các doanh nghiệp SME thường sử dụng mô hình văn phòng co-working space. Coworking Space là mô hình cung cấp các dịch vụ chỗ ngồi làm việc cố định hoặc linh hoạt, kèm theo các tiện ích văn phòng.
Mô hình này được đánh giá là khá lý tưởng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “đau đầu” tìm kiếm văn phòng làm việc, đặc biệt là ở những thành phố lớn mà lại muốn tiết kiệm chi phí cơ sở vật chất. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa thể tìm được đơn vị cung cấp uy tín thì có thể tham khảo dịch vụ từ Office168. Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ coworking space, văn phòng ảo,… uy tín hàng đầu tại TP.HCM được nhiều SME lựa chọn.
>> Xem thêm: Review dịch vụ Coworking space Office168
Thị trường cạnh tranh khốc liệt
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế, vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh.
Đồng thời cơ sở vật chất, hạ tầng của các doanh nghiệp SME không được khách hàng đánh giá cao, mức chi phí trong việc vận hành quản lý và tiến hành các hoạt động quảng cáo rất lớn khiến cho các doanh nghiệp SME luôn gặp phải khó khăn và thách thức.
Khả năng vận hành linh hoạt
Với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.
Khả năng vận hành một cách linh hoạt trước những thay đổi của thị trường, đặc biệt là những hoạt động kinh doanh hàng hóa mới, hàng hóa nhỏ lẻ. Khả năng điều hướng trong việc quản lý hàng hóa kinh doanh, việc quản lý và thay đổi nhân sự, nhân viên một cách đơn giản và dễ dàng.
Với những thông tin tổng hợp về doanh nghiệp SME trên đây mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này. Từ đó có những sự cân nhắc và lựa chọn phù hợp nhất dành cho mình, đặc biệt khi muốn thử sức với một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới lạ và hấp dẫn này.
>> Xem thêm: Sự ra đời và phát triển của văn phòng ảo