Cùng với ung thư gan, ung thư phổi được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng vì khi được phát hiện thường ở giai đoạn cuối. Vậy bệnh nhân khi mắc ung thư phổi sống được bao nhiêu năm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời xác đáng.
Tỉ lệ ung thư tại Việt Nam đang có xu hướng tăng, theo báo cáo mới của tổ chức sức khỏe thế giới (WTO) thì Việt Nam hiện đang đứng thứ 99 trên thế giới về số lượng bệnh nhân mắc ung thư, các loại ung thư hàng đầu có thể kể đến là: Ung thư phổi (đa số ở nam giới do thói quen hút thuốc), ung thư gan nguy hiểm, ung thư cổ tử cung/ ung thư vú ở nữ giới, ung thư dạ dày,…Trong đó, cùng với số người mắc bệnh cao thì ung thư phổi cũng là “hung thần” cướp đi mạng sống của nhiều người do đa số thường phát hiện bệnh ở những thời kì cuối, khi mà khối u đã di căn hầu như hết bộ phận.
Nhiều người mắc ung thư phổi thường trở nên bi quan vì nghĩ thời gian sống sẽ kéo dài không lâu. Vậy sự thật thì những người mắc ung thư phổi có khả năng sống là bao lâu? Có thật sự ngắn như nhiều người vẫn nghĩ?! Hãy cùng đi tìm câu trả lời.
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi có ngắn như lời đồn?
Các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn tới tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi:
Loại ung thư phổi và giai đoạn bệnh
Dựa vào đặc điểm mô bệnh học, Tổ chức y tế thế giới WHO chia ung thư phổi thành 2 loại chính là: ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm khoảng 15%) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (chiếm khoảng 85%). Ung thư phổi tế bào nhỏ thường tiến triển và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể nhanh hơn, mức độ ác tính cao hơn. Do vậy mà điều trị khó khăn, tiên lượng dè dặt hơn so với ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Yếu tố giai đoạn bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới tỉ lệ sống của bệnh nhân. Càng phát hiện và điều trị ung thư phổi ở giai đoạn sớm, tiên lượng bệnh càng khả quan hơn. Cụ thể:
• Ung thư phổi tế bào nhỏ: nếu khối u chỉ nằm trong phổi và không lan sang các bộ phận khác của cơ thể, tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 23,3% (theo dữ liệu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ). Nếu khối u đã lan đến khu vực – bao gồm cả các hạch bạch huyết lân cận hoặc ở xa – tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống còn 14,4%. Nếu ung thư đã tiến triển và xâm lấn đến các phần xa của cơ thể, tỉ lệ sống 5 năm chỉ còn là 2,8%.
• Ung thư phổi không tế bào nhỏ: ở giai đoạn sớm, khi khối u không lây lan, tỉ lệ sống 5 năm là 49%. Nếu ung thư đã lan đến khu vực lân cận, tỉ lệ sống 5 năm giảm xuống 30%. Ở giai đoạn cuối cùng, khi ung thư xâm lấn gan, não, xương… tiên lượng sống của bệnh nhân chỉ còn 1%.
Chủng tộc và giới tính
Bệnh nhân ung thư phổi ở các khu vực địa lý khác nhau có tỉ lệ sống khác nhau. Nhìn chung, khoảng 50 trong số 100.000 người ở Hoa Kỳ tử vong vì ung thư phổi mỗi năm; cao hơn người Mỹ gốc Phi. Người Châu Á và người gốc Tây Ban Nha có tỉ lệ tử vong do ung thư phổi thấp nhất. Tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi cũng phụ thuộc vào giới tính, nam giới thường có tuổi thọ thấp hơn nữ giới. Năm 2009, tỷ lệ sống 5 năm chung là 15,0% đối với nam và 19,9% đối với nữ. Đối với những trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ, nam giới có 5,1% cơ hội sống ít nhất 5 năm, trong khi nữ giới có 7,8% cơ hội sống 5 năm. Đối với những người bị ung thư phổi tế bào không nhỏ, tỷ lệ sống 5 năm là 16,4% với nam và 21,9% với nữ.
Vì sao ung thư phổi thường được phát hiện ở những giai đoạn muộn?
Theo GS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, khác với ung thư vùng ngoại biên (ung thư hạch, vú, tuyến giáp) có thể nhìn thấy khi quan sát có bất thường. Ung thư phổi là một trong những loại ung thư bộ phận nội tạng bên trong cơ thể, vì vậy rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm do triệu chứng mơ hồ, thậm chí bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân vô tình đi khám mới phát hiện ra bị mắc ung thư phổi.
Ở giai đoạn sớm, dấu hiệu có thể gợi ý nghĩ tới ung thư phổi nếu như là nam giới trên 40 tuổi nghiện thuốc lá, ho khan kéo dài, ho đờm có dính hoặc không dính máu, người bệnh điều trị kháng sinh kéo dài không khỏi.
Ung thư phổi ở giai đoạn tiến triển thì triệu chứng rất đa dạng tùy thuộc vào vị trí mức độ lan rộng của tổn thương. Có trường hợp bệnh nhân ho ra máu (ung thư phổi xâm lấn thực quản), đau tức ngực (do khối u chèn ép), tê tay chân (khối u chèn ép mạch máu), khó nuốt, nuốt đau do khối u chèn ép thực quản, khàn tiếng hoặc đổi giọng do chèn ép thần kinh, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi…
Các phương pháp tầm soát & điều trị bệnh ung thư phổi hiện nay
Các xét nghiệm trong tầm soát ung thư phổi
Hiện nay tại Việt Nam, nhiều phòng khám, bệnh viện chuyên khoa đã phối hợp với các tổ chức/ bệnh viện điều trị ung thư có tiếng trên thế giới để cung cấp cho bệnh nhân nhiều dịch vụ tầm soát ung thư tiên tiến nhất khiến họ yên tâm hơn khi thực hiện tầm soát và điều trị, điển hình tại Phòng khám ung bướu Singapore – Việt Nam (SVCC), các dịch vụ tầm soát ung thư phổi theo tiêu chuẩn Singapore được áp dụng có thể kể đến: định lượng nồng độ CYFRA 21-1, CEA trong máu để phát hiện mầm mống ung thư phổi, CT scan vùng ngực liều tia thấp, nội soi phế quản – phổi,…Khi tầm soát ung thư, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tiếp, nếu nhận thấy nguy cơ ung thư, hướng điều trị loại bỏ mầm mống sẽ được triển khai ngay sau đó.
Đồng thời việc hợp tác trên, cùng với sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật đã giảm thiểu phần nào chi phí cho bệnh nhân trong việc tầm soát và điều trị ung thư.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi
Có 3 phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư phổi:
• Phẫu thuật: khoảng 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Phẫu thuật áp dụng cho những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ và chưa lây lan rộng. Điều đáng tiếc là đa số các trường hợp ung thư phổi ở Việt Nam thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và không thể áp dụng phẫu thuật.
• Xạ trị: phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục tiêu của xạ trị là phá hủy tế bào ung thư khi còn nhỏ và không có di căn hoặc ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
• Hóa trị: điều trị ở giai đoạn muộn hoặc các trường hợp chống chỉ định hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật, tia xạ.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã tìm được cho mình câu trả lời. Vì vậy, hãy tiến hành tầm soát ung thư định kỳ kể cả khi khỏe mạnh hoặc khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường để phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu, khi tế bào ung thư chỉ mới hình thành và xâm lấn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh