Điều kiện đậu visa du học Mỹ đang ngày càng phức tạp và cạnh tranh hơn do nhu cầu của học sinh tăng cao trong những năm gần đây, đặc biệt ở bậc trung học phổ thông. Vậy làm sao để du học Mỹ và làm sao để lấy được visa du học Mỹ? Đó là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh cũng như học sinh đang băn khoăn. USIS Education sẽ giúp bạn nắm rõ mọi điều kiện để đáp ứng tốt cho kế hoạch du học của bản thân mình.
3 điều kiện để được du học Mỹ
Xin cấp thư nhập học I-20 từ các trường
Bạn phải nộp I-20 trước ngày nhập học với trường và mỗi khi đi ra khỏi nước Mỹ hoặc quay lại bạn cũng đều phải xuất trình loại giấy này. Để nhận được I-20, tất nhiên bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện nhà trường đưa ra rồi.
Mỗi trường sẽ có một tiêu chuẩn và định mức riêng dành cho việc cấp I-20 cho học sinh quốc tế nhưng sẽ dựa vào các căn cứ sau :
- Học bạ học tập: Học bạ của bạn có số điểm từ 7 trở lên và tăng dần theo từng năm học sẽ là một lợi thế, bởi nó cho thấy bạn có một thái độ nghiêm túc và cố gắng trong việc tích luỹ kiến thức
- Hoạt động ngoại khoá: Bao gồm một số hoạt động xã hội như từ thiện, tham gia cuộc thi do trường hoặc một đơn vị nào đó tổ chức, hoặc một công trình nghiên cứu nào đó để giúp cải thiện cuộc sống của bạn…Các bạn biết đấy, nhà tuyển sinh trung học Mỹ sẽ không muốn nhận 1 học sinh suốt ngày chỉ biết học với học, mà còn phải biết ứng dụng việc học thành chơi.
- Tiếng Anh: Bạn phải chứng minh với nhà tuyển sinh là bạn đủ khả năng để ngoài việc giao tiếp hàng ngày, bạn vẫn có thể tham gia giờ học trên lớp, đọc sách, hiểu bài giảng của các giáo viên và làm các bài thi. Một cách phổ biến nhất để đánh giá trình độ của của bản thân mà nhiều người vẫn đang áp dụng là tham dự kỳ thi tiếng Anh cho người nước ngoài. Bạn nên có bằng trước 1 năm khi đi du học. TOEFL IBT yêu cầu khoảng 70-80 điểm là có thể yên tâm, với TOEFL PBT thì khoảng 500 – 550. Một số trường trung học Mỹ cũng chấp nhận bạn nếu bạn vẫn chưa lấy bằng. Tuy nhiên, yêu cầu bạn phải tham gia vào kỳ thi tiếng anh đầu vào của trường hoặc tham gia khóa học tiếng anh do trường tổ chức.
Ngoài ra, nhiều trường cao đẳng và đại học của Mỹ cũng đã chấp nhận bằng IELTS, tuy nhiên du học Mỹ cần IELTS bao nhiêu vẫn luôn là thắc mắc với nhiều người.
Với mỗi trường cao đẳng hay đại học tại Mỹ sẽ yêu cầu điểm số IELTS là khác nhau. Theo thống kê, đối với trình độ cao đẳng, hầu hết các trường chỉ yêu cầu IELTS là 5.5. Tuy nhiên lên đến bậc đại học thì chứng chỉ IELTS của bạn phải cao hơn và thông thường đạt mức 6.0 đến 6.5 tùy từng trường xét duyệt. Ngoài ra, các trường đại học danh tiếng sẽ có yêu cầu và ngoại ngữ khá cao, thậm chí IELTS tối thiểu của bạn phải là 7.0 mới đủ điều kiện apply.
1.2 Visa du học Mỹ – Visa F1- Điều kiện bắt buộc
F1 là loại thị thực được chính phủ Mỹ cấp cho học sinh quốc tế theo học chương trình chính quy. Visa F1 là loại visa phổ biến được cấp cho du học sinh. Đồng thời, sở hữu visa du học Mỹ bạn có cơ hội được làm thêm trong phạm vi cho phép của nhà trường (thường không được vượt quá 20 tiếng/ tuần).
1.3 Chứng minh khả năng tài chính
Bạn sẽ phải chứng minh được nguồn tài chính của mình là đủ mạnh để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu như học phí, sách vở, ăn ở, đi lại… trong 3 năm học Trung học Phổ thông tại Mỹ. Thông thường chi phí thực tế cho một năm học vào khoảng 30.000 – 50.000$ và sẽ dự kiến tăng 5% mỗi năm.
Đó chỉ mới là những chi phí trong khoảng thời gian đi học ở Mỹ, ngoài ra trước đó, mỗi gia đình phải đảm bảo chứng minh thu nhập cũng như tài sản sẵn có của gia đình trong ngân hàng hoặc những nơi lưu trữ hợp pháp khác. Người Mỹ có thể nghĩ là trong trường hợp xấu xảy ra, bạn vẫn còn có tài sản thế chấp để tiếp tục hoàn thành chương trình.
Ngoài 3 điều điện trên còn rất nhiều những thứ bạn cần chuẩn bị, vì vậy đừng quên tìm hiểu thêm chi tiết để tránh thiếu sót hồ sơ cũng như các giấy tờ khác.
>> Xem thêm: Hồ sơ xin visa du học Mỹ gồm những gì? [2019]
8 kinh nghiệm trả lời phỏng vấn du học Mỹ
Chuẩn bị phỏng vấn du học Hoa Kỳ Khi trả lời phỏng vấn xin Visa du học Mỹ, trước tiên bạn cần chú tâm trình bày về chương trình và kế hoạch học tập phải tương thích với nội dung trong thư mời nhập học.
Sau đó học vào ngành chính: quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin… của hai năm cao đẳng và hai năm đại học hoặc là vào thẳng bốn năm đại học. Với các giấy tờ liên quan tới học vấn, thu nhập, tài chính, tài sản…, bạn chia ra từng nhóm, bỏ trong từng bìa hồ sơ riêng theo thứ tự để khi người phỏng vấn hỏi tới loại giấy tờ nào bạn nhanh chóng trình ra vì họ không có nhiều thời gian, tránh đưa thừa các giấy tờ.
Khi bạn đã giải trình một cách thuyết phục mục tiêu du học là chính đáng, học xong sẽ quay về thì bạn có thể hi vọng về kết quả bước đầu công việc. Không thể có một công thức chung cho tất cả các cách phỏng vấn visa du học Mỹ vì mỗi hồ sơ du học đều có đặc điểm riêng, không giống nhau nên phải biết vận dụng cách làm từng hồ sơ cho phù hợp.
Đặc thù của lĩnh vực du học là mỗi hồ sơ phải đạt được giá trị chuyên sâu và chính xác trên từng chi tiết (một hồ sơ du học có rất nhiều chi tiết). Vì vậy, khi bạn đã tự mình thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ theo ý muốn mà vẫn chưa an tâm, nếu cảm thấy cần thiết thì có thể gặp chuyên viên tư vấn của đơn vị chuyên về visa du học Mỹ để họ trợ giúp bạn hoàn thành hồ sơ và hướng dẫn kỹ năng trả lời phỏng vấn.
3.1 Những điều cần lưu ý trước khi bước vào phỏng vấn
- Luôn giữ được trạng thái tâm lý vững vàng, ổn định, thoải mái, không tự gây áp lực tâm lý bằng những suy diễn nội tâm căng thẳng, biết tập trung tư tưởng để lắng nghe và trả lời đúng trọng tâm từng câu hỏi.
- Xem lại một lần cuối những giấy tờ phải mang theo có bị thiếu sót hay không và toàn bộ hồ sơ phải là bản chính.
- Trang phục và phong cách cần đơn giản, không cầu kỳ, phải phù hợp với HSSV.
Trong tình huống này nếu muốn tái phỏng vấn, bạn có thể tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn để thiết lập lại mọi việc chuẩn xác hơn, mở ra cơ hội cho lần phỏng vấn sau.
3.2 Hãy lựa chọn giải pháp khôn ngoan
Cố gắng luyện tập tiếng Anh tốt nhất để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, súc tích, chính xác nhất những dự định và kế hoạch của mình tại Mỹ.
3.3 Kế hoạch học tập khoa học
3.4 Kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đầy tính thuyết phục
Hãy chuẩn bị để giải thích rõ ràng lý do trường đại học mà bạn chọn, ngành học mà bạn yêu thích và vì sao lại muốn đi du học mà không học tại Việt Nam. Tìm hiểu thật kỹ ngành học mà bạn sẽ theo đuổi trong suốt quá trình đi du học, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam… để thuyết phục viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ.
3.5 Chuẩn bị những lý do vững chắc và cụ thể nhất
Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du học chứ không phải là một quốc gia nào khác…dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Nên chủ động trong câu trả lời, ví dụ người ta hỏi bạn “Bạn qua Mỹ làm gì?”, thì người ta không hề muốn nghe câu trả lời của bạn chỉ đơn giản là “Tôi qua Mỹ để du học”, mà một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, nay qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”.
3.6 Chứng minh bạn sẽ quay về nước sau khi học xong
Hãy cho họ biết rằng bạn còn có nhiều sự ràng buộc tại Việt Nam như các mối quan hệ gia đình, họ hàng, tài sản mà bạn sẽ sỡ hữu từ ba mẹ bạn hoặc một tương lai xán lạn ở Việt Nam mà bạn không thể chối từ.
3.7 Tài chính minh bạch và đầy đủ
Hồ sơ xin visa du học Mỹ đươc đánh giá cao khi có thông tin tài chính đầy đủ, rõ ràng, kiểm chứng được, có nguồn gốc rõ ràng. Tình trạng tài chính của gia đình sẽ là yếu tố đầu tiên để được xét duyệt và làm cho phỏng vấn du học Mỹ thành công bước đầu. Gia đình bạn phải trình bằng chứng cho thấy họ làm ăn khá giả, có đủ tiền trả học phí và những chi phí khác cho bạn khi học và sống ở Mỹ, tình trạng tài chính của gia đình đủ để tác động bạn trở về quê hương sau khi việc học hoàn tất.
3.8 Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn
Bị từ chối cấp visa không có nghĩa là con đường du học Mỹ của bạn đã kết thúc vĩnh viễn, nếu lần sau bạn đã thay đổi được các vấn đề còn vướng mắc như chứng minh được tình hình tài chính đã ổn định hơn, lý do đi du học một cách thuyết phục hơn… thì hãy tiếp tục đăng ký xin phỏng vấn du học Mỹ.
Đến với USIS Education, chúng tôi sẽ cùng bạn từng bước thực hiện ước mơ của mình, giúp bạn có được một buổi phỏng vấn visa du học Mỹ thành công nhất. USIS Education sẽ là người luôn đồng hành cùng bạn chinh phục đỉnh cao của tri thức.
Những điều cần lưu ý:
- Mặc dù có thế bạn sẽ nhận được cuộc phỏng vấn xin visa du học Mỹ bằng tiếng Việt, nhưng các bạn nên sử dụng tiếng Anh cho phần phỏng vấn của mình và hạn chế sử dụng tiếng Việt vì nếu không các viên chức Lãnh sự quán sẽ cho rằng các bạn không đủ khả năng tiếng Anh để đi du học Mỹ.
- Khi bạn nghe không được họ nói bằng tiếng Anh hãy nói “Pardon me” và nhìn người phiên dịch. Họ sẽ dịch lại cho các bạn nhưng nhất thiết các bạn phải trả lời họ lại bằng tiếng Anh. Trừ khi nào không thể nói bằng tiếng Anh, hoặc các bạn cảm thấy nói bằng tiếng Anh các bạn sẽ không thể giải thích hết ý thì hãy xin họ nói bằng tiếng Việt.
- Trong lúc chờ đợi đến lượt mình phỏng vấn, các bạn tuyệt đối không gây mất trật tự, không làm những hành vi khiến họ nghi ngờ vì sẽ bất lợi cho các bạn lúc phỏng vấn.
- Khi nghe gọi đến tên mình hãy thật bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và tiến đến phòng phỏng vấn, mỉm cười và chào những người phỏng vấn” Good…, sir/madam”.
- Khi phỏng vấn xong dù được hay không các bạn cũng phải nói cám ơn và chào tạm biệt họ: “Thanks for your interview”.
- Hồ sơ phỏng vấn phải được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự để khi viên chức phỏng vấn yêu cầu xem những giấy tờ nào thì các bạn có thể đưa cho họ ngay lập tức mà không bị lúng túng.
- Đặc biệt không nên xin visa không quá 120 ngày và không vào Mỹ trước 30 ngày so với ngày nhập học.