Quảng cáo Google là cách để doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi ích như tăng doanh thu, tăng độ nhận diện thương hiệu trên nền tảng trực tuyến. Để đạt được hiệu quả trong quảng cáo Google doanh nghiệp cần có kế hoạch chiến lược và sự hỗ trợ từ những công cụ SEO. Google Tag Manager là công cụ hữu ích dành cho các nhà quảng cáo giúp dễ dàng quản lý các chiến dịch quảng cáo Google. Vậy Google Tag Manager gồm những thành phần nào và cách thiết lập Google Tag Manager thế nào quảng cáo Google đạt hiệu quả tối ưu? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời hữu ích cho doanh nghiệp.
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager hay còn gọi là trình quản lý tài khoản Google. Nó giúp doanh nghiệp quản lý, cập nhật các thẻ trong Website dễ dàng hơn mà không liên quan tới mã nguồn Website. Các thẻ được quản lý như: Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads, Google Optimize, Crazy Egg,…
Bạn có thể thực hiện thủ công việc cài mã Facebook Pixel, Google Analytics, Google Ads,….vào mã nguồn của Web. Tuy nhiên, nếu Website phải tải nhiều JS, tốc độ Load trang sẽ bị giảm và ảnh hưởng trải nghiệm người dùng. Trường hợp cài tất cả các thẻ trong Google Tag Manager, bạn sẽ tránh được rủi ro với Website. Công cụ này đặc biệt phù hợp và hỗ trợ rất nhiều với người dùng không phải lập trình viên, không hiểu nhiều về Code.
Các thành phần của GTM
Google Tag Manager là công cụ quan trọng mà mọi nhà quảng cáo đều nên biết và sử dụng để giúp quảng cáo Google hiệu quả hơn. Google Tag Manager gồm những thành phần chính sau:
Thẻ (Tag)
Tag là mã gửi dữ liệu đến hệ thống. Đây là một đoạn mã thực thi trên trang Web hoặc ứng dụng cho thiết bị di động. Các thẻ này như thẻ theo dõi chuyển đổi Google Ads, thẻ Google Analytics,… Các Tag dùng trong trình quản lý thẻ hầu hết được thiết kế sao cho gửi được đến bên thứ ba thông tin theo dõi từ Website của bạn.
Trình kích hoạt (Trigger)
Với trình quản lý thẻ, bạn có thể dễ dàng kiểm soát tất cả các Tag từ giao diện người dùng Web. Thẻ kích hoạt để phản hồi cho các Event. Bạn cần dùng trình kích hoạt (Trigger) để khai báo cho Google Tag Manager biết khi nào sẽ gửi thông báo đầy đủ đến Google Analytics. Trong trình quản lý thẻ, bạn cần xác định trình kích hoạt để xử lý sự kiện và chỉ định thời điểm kích hoạt của các Tag. Sự kiện có thể là nhấp vào nút, tải trang, cuộn trang,…
Biến (Variable)
Bạn cần Publish các thay đổi sau khi lưu Trigger vào Tag mới. Trình quản lý thẻ có nhiều biến để bạn lựa chọn. Các biến được tạo sẵn và bạn cũng có thể định cấu hình biến tùy chỉnh bổ sung. Các biến tùy chỉnh hoặc biến tích hợp có thể được định cấu hình để cung cấp thông tin cho ứng dụng khi cần. Bạn có thể sử dụng các biến này để chuyển thông tin vào thẻ hoặc trong điều kiện trình kích hoạt.
Lớp dữ liệu (Data Layer)
Data Layer là định dạng có cấu trúc được hiểu bởi trình quản lý thẻ. Nó được dùng để tạm giữ dữ liệu. Đồng thời, nó giúp bạn di chuyển dữ liệu dễ dàng từ Website hoặc ứng dụng cho thiết bị di động sang Tag, trình kích hoạt, các biến khác trong trình quản lý thẻ.
Cài đặt và thiết lập GTM trên Website
Quảng cáo Google Ads là dịch vụ cần chi trả cho Google để quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm hoặc mạng lưới hiển thị của Google. Hiện nay, quảng cáo Google có rất nhiều hình thức khác nhau. Từ quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo mạng hiển thị đến quảng cáo video, quảng cáo mua sắm, quảng cáo ứng dụng, … Tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức quảng cáo sao cho phù hợp. Công cụ Google Tag Manager sẽ hỗ trợ giúp cho quảng cáo Google hiệu quả hơn.
Tạo tài khoản GTM
- Để sử dụng Google Tag Manager, đầu tiên bạn cần tạo tài khoản GTM cho mình.
- Sau đó, bạn tiến hành đăng nhập tài khoản Google để tạo tài khoản GTM.
- Tiếp đến, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin yêu cầu và Click “Tiếp tục”. Người dùng có thể đặt tên tài khoản tuỳ thích. Tuy nhiên, bạn nên dùng tên Website hoặc tên công ty để dễ gợi nhớ, quản lý công việc thuận tiện hơn.
Tạo và thiết lập Container
- Bạn đặt tên dễ nhớ trong mục “Tên vùng chứa”, sao cho tiện theo dõi và quản lý công việc.
- Tiếp đến, bạn chọn nơi muốn sử dụng Container tại mục “Nơi sử dụng vùng chứa”. Bạn có thể chọn Android, Web, iOS, hay AMP.
- Cuối cùng, Click “Tạo” là hoàn tất bước này.
Thêm mã vào trang Web
- Đầu tiên, bạn nhấp vào nút “Tạo” để hiển thị cửa sổ với những thông tin về chính sách, điều khoản sử dụng GTM. Sau đó, bạn chọn “Có”.
- Lúc này sẽ xuất hiện một bảng chứa 2 mã Code của Container.
- Tiến hành sao chép đoạn Code Google Tag Manager trong ô đầu tiên và dán vào cặp thẻ <Head> </Head>.
- Đoạn code trong ô thứ 2 cần được Copy và dán vào cặp thẻ <Body> </Body>.
Trong trình duyệt Chrome đang dùng, bạn nên cài đặt thêm Google Tag Assistant để kiểm tra cách cài đặt GTM đã đúng chưa. Sau khi cài đặt xong, bạn mở Click vào biểu tượng Tag Assistant hiển thị trên thanh công cụ của Web. Nếu thẻ Tag GTM có màu xanh hoặc vàng, tức là bạn đã cài đặt GTM thành công. Nếu Tag hiện màu đỏ, hãy kiểm tra lại vị trí đặt thẻ, chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của Google Tag Manager.
Hơn 81% người dùng Internet truy cập vào những website thông qua những công cụ tìm kiếm trực tuyến. Trong đó Google Search chiếm đến 89% thị phần so với những đối thủ khác như Bing, Yahoo, Ask… Do vậy Google sẽ là thị trường “màu mỡ” cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến có thể sử dụng marketing online để truyền tải thông tin, sản phẩm đến người dùng Internet. Quảng cáo Google sẽ là lợi thế giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ đến đối tượng khách hàng tiềm năng và Google Tag Manager sẽ là trợ thủ đắc lực cho mọi chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp hiệu quả.