SEO OnPage là gì?
SEO OnPage là một công việc, một phương pháp thực hiện việc tối ưu hóa các trang web trở nên thân thiện hơn với người dùng và các bộ máy tìm kiếm (Google). Mục đích của OnPage SEO là thu hút lượt truy cập và cải thiện uy tín của website trong mắt của Google. Tối ưu On-Page bao gồm tối ưu cả nội dung và source code HTML của trang web. Khác với SEO On Page, SEO Off Page chủ yếu tập trung vào các liên kết và những yếu tố khác ở bên ngoài website.
Đầu tư thời gian nghiên cứu Keyword Intent là một bước quan trọng khi SEO OnPage
Search Intent (hay Keyword Intent, mục đích tìm kiếm, ý định tìm kiếm) là từ dùng để thể hiện sự mong muốn của khách hàng khi search trên các bộ máy tìm kiếm (chẳng hạn như Google). Để dễ hiểu, các bạn có thể hình dung rằng Google như là một huấn luyện viên đang tìm những cầu thủ tốt nhất (trang web) cho đội hình của nó (những xếp hạng hàng đầu cho các tìm kiếm cụ thể). Tùy thuộc vào thông tin trên trang web được cung cấp mà người tìm kiếm sẽ có những hành động cụ thể khác nhau: tiếp tục xem, click vào mua hàng hay thoát khỏi trang ngay lập tức.
Tóm lại, nếu bạn hiểu được mong muốn của người dùng thì bạn sẽ cung cấp được cho họ cái họ cần. Điều này là rất quan trọng vì nó không chỉ làm hài lòng khách hàng mà còn khiến thuật toán của Google đánh giá cao nội dung trên website của bạn.
Sau đây là một số phân loại Keyword Intent có thể giúp bạn hình dung được những hành động của người dùng khi truy cập website:
Navigational Keywords – từ khóa điều hướng
Khi người dùng Internet tìm kiếm tên một công ty hoặc tên một thương hiệu có nghĩa là họ đã biết được tên công ty hoặc sản phẩm đó, bây giờ họ chỉ việc lên google tìm địa chỉ chính xác của website. Ví dụ: Facebook, Google, Mona Media, Trust.vn,…
Informational Keywords – từ khóa thông tin
Có hàng ngàn từ khóa thông tin với lượng search volume khổng lồ nhưng nếu bạn sử dụng chúng để chạy ads thì bạn đang đốt tiền đấy. Vì sao? Bởi vì những từ khóa này thường chứa những câu hỏi kiểu như: What (cái gì?, làm sao?. tạị sao?), chúng sẽ cung cấp thông tin nhiều hơn là hướng người dùng mua hàng, tỷ lệ chuyển đổi sẽ không cao. Tuy nhiên những kiểu từ khóa này sẽ cung cấp rất nhiều thông tin cho người đọc, từ đó giúp tăng đáng kể thời gian onsite cũng như traffic.
Transactional Keywords, Commercial Keywords – từ khóa giao dịch
Những từ khóa thuộc loại này mang tính thương mại, khi người tìm kiếm sử dụng những từ khóa này có nghĩa là họ đang có nhu cầu mua hàng thật sự. Chính vì vậy tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất cao.
Từ khóa giao dịch thường gồm 4 nhóm chính:
• Buy Now Keywords (Mua, Bán, Coupon, Giảm giá, đặt hàng, Ship hàng), ví dụ: mua điện thoại, key bản quyền giảm giá, chuyển nhà quận 11,…
• Product Keywords (Review, Best, Top, tên hãng, rẻ, so sánh), ví dụ: review điện thoại IPhone X, top 5 dịch vụ thiết kế website chuẩn SEO,…
• Informational Keywords (Làm thế nào, Cách tốt nhất để, Cách làm, tôi muốn,…), ví dụ: cách sửa quạt máy tính kêu to,….
• Tire Kicker Keywords (Free, miễn phí, torrent, mediafire, download,…), ví dụ: tải phần mềm miễn phí, download clip hướng dẫn SEO Page,…
Ngoài cách phân loại như trên, chúng ta còn có thể phân loại keyword intent theo nhóm sau:
Từ khóa xác định thị trường
Là loại từ khóa rất phổ biến, những từ khóa thuộc nhóm này thường sẽ xuất hiện đầu tiên khi bạn bắt đầu lên kế hoạch SEO cho công ty, dịch vụ, sản phẩm, ví dụ: thiết kế website, công ty thiết kế website, kiến thức thiết kế website, dịch vụ SEO,…
Từ khóa xác định khách hàng
- Là những từ khóa tập trung vào khách hàng mục tiêu của bạn, ví dụ: thiết kế website giáo dục, thiết kế website bất động sản,…
Từ khóa sản phẩm - Là nhóm từ khóa mô tả sản phẩm của bạn một cách tốt nhất. Đây là những từ khóa mà người dùng thường nhập vào Google khi họ muốn tìm kiếm một sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng cụ thể nào đó, ví dụ: thiết kế website chuẩn SEO, thiết kế website bằng WordPress, thiết kế website bán hàng bằng WordPress,…
Related Vertical Keywords
Là những từ khóa có liên quan mật thiết đến công ty, sản phẩm, mô hình kinh doanh,ngành, thị trường của bạn. Ví dụ: Kỹ thuật SEO, SEO On Page, mã nguồn WordPress,…
Từ khóa nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý (Geo Targeting Keywords)
Là những từ khóa tập trung vào vị trí. Những từ khóa này sẽ giúp cho người dùng tìm được sản phẩm ở tại một khu vực mong muốn, ví dụ: thiết kế website tại quận 2, dịch vụ SEO quận 5,….
Tóm lại cho phần nghiên cứu Keyword Intent: có một cách đơn giản nhưng hiệu quả để tìm được Keyword Intent chính là hãy xem và nghiên các sản phẩm và Category website của đối thủ, những website được xếp hạng cao trên Top Google và làm theo họ.
Xem thêm: => SEO ONPAGE VÀ SEO OFFPAGE LÀ GÌ?
Cải thiện tốc độ tải trang website. Phương pháp tăng tốc độ website đơn giản khi SEO OnPage
Tốc độ website là một yếu tố cực kỳ quan trọng để giữ chân được người dùng. Bạn sẽ làm gì nếu truy cập vào một website và nhìn nó load mãi vẫn chưa xong? Tôi nghĩ rằng bạn cũng sẽ giống như tôi: nhấn nút quay lại và chọn một kết quả tìm kiếm khác. Rõ ràng ngay cả khi chúng ta không quan tâm đến những bộ máy tìm kiếm, thì việc tải chậm sẽ khiến người dùng có những trải nghiệm rất tệ hại. Họ sẽ ngay lập tức nhấn nút quy lại, tỷ lệ thoát trang tăng cao, đồng nghĩa với việc họ sẽ không bao giờ xem thông tin hoặc truy cập website của bạn ngay cả khi bạn ở Top 10.
Để cải thiện tốc độ tải trang, trước tiên cần check website của bạn một cách cẩn thận bằng công cụ Google’s PageSpeed Insights tool (miễn phí). Đây là công cụ rất phổ biến, công cụ này sẽ chỉ cho chúng ta cần tối ưu những gì để giúp trang load nhanh hơn hoặc đỡ gánh nặng cho máy chủ.
Một số cách cơ bản để tăng điểm số ở Google’s PageSpeed Insights tool:
• Dùng cache tĩnh cho trang (nếu website WordPress, các bạn có thể dùng Plugin WP Super Cache hoặc W3 Total Cache).
• Lưu cache cho các file ảnh (dùng W3 Total Cache)
• Nén trang (dùng WP Super Cache)
• Sử dụng Content Delivery Network (hiểu nôm na là mạng phân phối nội dung): MaxCDN, CloudFront.
• Dùng kỹ thuật Async nếu chèn các script Google Ads, FB,…
• Giảm kích thước ảnh: Đối với website WordPress, bạn có thể sử plugin Shortpixel để tối ưu và nén hình ảnh một cách tự động một cách nhanh chóng.
• Giảm thiểu các thẻ HTML không hữu dụng: mọi ký tự của HTML đều được load. Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy sử dụng trình soạn văn bản (text editor) thay cho trình soạn thảo trực quan (visual editor). Điều này sẽ giúp bạn xóa những HTML vô dụng trên website của mình.
Kiểm tra và cải thiện tốc độ website bằng Ahrefs Site Audit tool
Ngoài Google’s PageSpeed Insights tool, bạn có thể kiểm tra nhiều trang cùng một lúc bằng Ahrefs Site Audit tool
Tối ưu Title khi SEO OnPage
Thẻ title (tiêu đề) có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc index bài viết của bạn lên các công cụ tìm kiếm. Trước đây việc tối ưu title khá đơn giản, bạn chỉ cần chèn từ khóa vào tiêu đề là ổn. Tuy nhiên bây giờ Google đã trở nên thông minh hơn trước nên việc tối ưu cho thẻ Title cần được làm cẩn thận hơn. Sau đây là một số rule cơ bản để tối ưu title SEO OnPage:
Tối ưu title cho bài viết
• Nên đặt từ khóa chính ở đầu title.
• Title cũng không nên giống Heading 1.
• Title có thể chứa nhiều từ khóa, nhưng cần phải tự nhiên
• Title không nên chứa toàn bộ từ khóa trong URL, ví dụ: URL là thiet-ke-website thì title không nên là “thiết kế website”. Chúng ta có thể thay đổi bằng “thiết kế website chuẩn SEO”.
• Mỗi nội dung trong title có thể ngăn cách nhau bằng – hoặc |
• Title nên chứa những từ khóa có lượng search volume cao thứ 2. URL sẽ chứa từ khóa có lượng search cao nhất.
Tối ưu title cho trang chủ
• Trang chủ cần có tên thương hiệu ở title.
• Title cần phải hỗ trợ được nghĩa các parent topic và khát quát được toàn bộ nội dung của toàn bộ domain.
Tối ưu thẻ Heading 1 (H1) khi OnPage SEO
• Heading 1 nên chứa các từ khóa SEO có lượng search volume cao thứ 3.
• H1 phải khách với title và URL.
• Chỉ nên có duy nhất 1 thẻ H1 và thẻ H1 này phải bao hàm được nội dung tổng thể của bài viết.
Tối ưu thẻ Heading (2-3) khi SEO OnPage
• Các thẻ heading 2-3 sẽ có nhiều ảnh hưởng đến kết quả SEO, những thẻ H4-H6 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả SEO.
• Khi tiến viết nội dung cho thẻ H2 – H3 cần ngắn gọn, thể hiện được nội dung bên dưới.
• Heading 2 – 3 cần chứa từ khóa liên quan hoặc semantic keywords. Tuy nhiên không phải cố nhồi nhét từ khóa.
Viết Meta Description hấp dẫn người đọc
Meta Description là đoạn mô tả ngắn được index hiển thị trong phần kết quả tìm kiếm, đoạn này cho phép người dùng biết được nội dung bên trong trang nói cái gì trước khi quyết định click vào. Trước đây việc nhồi từ khóa vào meta description khá phổ biến, nhưng hiện nay điều này không còn quá quan trọng nữa vì hiệu quả không còn cao.
Cho nên thay vì dùng mọi cách để nhét hàng tá từ khóa vào meta description, hãy biến đoạn mô tả này trở nên sinh động, kích thích được người dùng click vào, tặng CTR và traffic vào website của bạn.
Đây là cách gián tiếp giúp từ khóa xếp hạng cao.
Mẹo: Số lượng ký tự trong đoạn Meta Description này nên giới hạn dưới 156 ký tự. Để nội dung có thể hiển thị đầy đủ trên tất cả thiết bị di động.
Sử dụng URL khi SEO Onpage
Một trong những yếu tố quan trọng khi SEO OnPage chính là tối ưu URL. Người tìm kiếm có xu hướng nhấp vào những kết quả tìm kiếm họ thấy phù hợp. Những URL có tính mô tả sẽ dễ dàng tiếp cận được với người dùng. Thêm nữa các URL có tính mô tả thường có xu hướng bao gồm các từ khóa mục tiêu.
Sau đây là một số lưu ý cơ bản khi tối ưu hóa URL:
• Đưa từ khóa có search volume vào URL
• URL cần ngắn gọn nhưng phải bao hàm được toàn bộ bài viết (thông thường URL nên có trung bình 59 chữ).
• Đặc biệt URL phải liên quan mật thiết đến bài viết.
• Sẽ rất tốt nếu URL có thể bao gồm từ khóa mục tiêu của mình trong đó (nhưng phải tự nhiên).
Tối ưu ảnh khi SEO Onpage
Hiện nay xu hướng tìm kiếm thông qua mục hình ảnh đang gia tăng. Chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều lượng traffic nếu không bỏ ra một chút thời gian để thực hiện công việc khá đơn giản này. Để tối ưu SEO OnPage cho hình ảnh, chúng ta cần thực hiện những bước sau:
• Đặt tên filename: cần không dấu, không khoảng cách, và có dấu – giữa các từ, ví dụ: lon-soda.jpeg.
• Viết mô tả cho Alt text: viết bình thường, có thể chứa từ khóa liên quan trong bài viết, ví dụ: “Lon cocacola này giá bao nhiêu?”
• Ngoài ra nếu có thời gian, các phần meta trong hình ảnh cần được điền đầy đủ như title, meta description,…)
Việc tối ưu thẻ mô tả ALT và tên tệp hình ảnh mang lại rất nhiều giá trị và nó hoàn không tốn nhiều thời gian.
Sử dụng Schema Markup (nếu thích hợp) để tăng CTR
Schema Markup giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về trang của bạn. Nếu bạn đã từng thấy Google trả về những kết quả tìm kiếm có xếp hạng sao, đánh giá hoặc hình ảnh thì bạn đã được chứng kiến tận mắt sự hiệu quả của Schema Markup.
Sự khác biệt giữa có và không có Schema Markup:
Không khó để nhận ra lý do tại sao việc thêm Schema Markup khi SEO OnPage sẽ giúp tăng lượng nhấp chuột của các trang web trên SERPs. Mọi người có xu hướng bị cuốn hút vào những gì trực quan như hình ảnh, vì vậy bất cứ điều gì giúp trang của bạn nổi bật đều có tác động tích cực.
Thực tế Schema Markup nó lợi hại hơn bạn nghĩ. Giả sử nếu bạn có một trang web bán sách, bạn không chỉ có thể sử dụng Schema Markup để chỉ ra rằng đó là một website thương mại điện tử mà bạn còn có thể chỉ định được tên sách, giá, và nhiều thứ khác nữa,….
Tóm lại việc thêm Schema Markup sẽ giúp tăng SERP CTR và giúp bộ máy tìm kiếm hiểu nội dung trong website của bạn hơn.
SEO OnPage không chỉ gói gọn ở việc nhét một vài từ khóa vào các thẻ meta.
Điều quan trọng nhất chính là nghiên cứu Search Intent và cung cấp cho người tìm kiếm những gì họ muốn. Nếu chúng ta không thực hiện được điều này, thì việc tối ưu hóa khó có thể giúp website của bạn tăng thứ hạng.