Với những thành tựu vượt bật lọt vào tóp 20 quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, tỉ lệ sản xuất thép không ngừng tăng của ngành thép Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy hoạt động kinh doanh sản xuất của ngành thép nước ta đã có một bước tiến mới. Tuy nhiên, ngành thép cũng đã và đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường và sức ép cạnh tranh của thép nhập khẩu. Theo đánh giá của các chuyên gia tại công ty Hoàng Phú Anh thì đó là những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Xem thêm: Sổ tay thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành thép
Những khó khăn của thị trường xuất nhập khẩu thép
Theo báo cáo “Tổng quan ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tại Hội thảo “Ngành thép Việt Nam với việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại trong tình hình mới” được tổ chức tháng 9/2019, kể từ năm 2004, tổng số các vụ nước ngoài kiện sản phẩm thép Việt Nam lên tới 52 vụ việc, bao gồm: 30 vụ chống bán phá giá, 3 vụ chống trợ cấp, 3 vụ chống bán phá giá và chống trợ cấp, 9 vụ tự vệ toàn cầu, 6 vụ chống lẩn tránh thuế và 1 vụ sử dụng biện pháp theo Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act). Số liệu thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cũng cho thấy, thép là mặt hàng có số vụ kiện PVTM nhiều nhất trong tất cả các ngành hàng hiện nay với số lượng vụ việc PVTM chiếm tới 39,1% trong tổng số vụ việc các sản phẩm của Việt Nam bị áp dụng, trong đó Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là hai thị trường sử dụng các công cụ PVTM nhiều nhất.
Các sản phẩm thép Việt Nam bị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM tương đối đa dạng và ngày càng mở rộng, không chỉ giới hạn ở mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, mà còn là những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ như: Mắc áo thép, thép chịu lực không gỉ, đinh thép, ống thép dẫn dầu, ống thép các-bon, thép mạ kẽm, dây thép… Ngoài ra, nếu như trước đây, các vụ việc thường tập trung vào sản phẩm cụ thể, thì hiện nay, cùng một biện pháp có thể hướng tới rất nhiều nhóm sản phẩm khác nhau. Ví dụ như vụ việc Ủy ban châu Âu (EC) quyết định khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với 28 nhóm sản phẩm vào tháng 3/2018; Thổ Nhĩ Kỳ điều tra tự vệ với 21 nhóm sản phẩm vào tháng 9/2018 hay Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu theo Mục 232, Đạo luật Mở rộng thương mại với 177 mã HS thép…
Một trong những đối thủ đáng lo ngại nhất là Trung Quốc bởi họ là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới và có vị trí giáp ranh với Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có khoảng 37,7% lượng thép nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2019. Thêm vào đó, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại với những “chiến thuật” mới của cả hai bên hay những đòn đáp trả lẫn nhau, thì việc thép Trung Quốc sẽ tràn sang Việt Nam, thậm chí mượn xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang các quốc gia khác là khả năng không thể loại trừ.
Chủ động giải quyết các tranh chấp của ngành thép
Để bảo vệ thị trường nội địa trước lượng thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, Bộ Công thương đã đưa ra những quyết định về chống bán phá giá, tự vệ, các điều tra về chống lẩn tránh thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu là thép hình H, thép không gỉ cán nguội, thép cuộn cán nguội, thép mạ, thép phủ màu… Đồng thời, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, phân công lại và siết chặt việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận xuất xứ. Việc xem xét áp dụng các biện pháp PVTM với hàng hóa nhập khẩu, tăng thuế nhập khẩu đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giảm đi đáng kể lượng thép nhập khẩu, giúp doanh nghiệp thép Việt Nam có cơ hội để đẩy mạnh sản xuất đáp ứng thị trường trong nước.
Trong giải quyết các vụ việc PVTM, để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp trong nước, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) theo dõi sát hiệu quả áp dụng biện pháp tự vệ. Đơn cử như trong năm 2019, Cục đã thẩm định hồ sơ gia hạn biện pháp tự vệ của 2 vụ việc trong đó có mặt hàng phôi thép và thép dài.
Bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp thép trong nước đã đề ra các biện pháp chủ động phòng vệ bằng các giải pháp về thiết lập quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hay một số nước đã và dự kiến phát triển (Campuchia, Mỹ, Canada…), đăng ký phát minh, giải pháp, quy trình sản xuất bằng hình thức phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích…
Qua những thông tin trên đây, chúng ta có thể thấy các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, xác định rõ nguồn gốc những sản phẩm để tạo ra điều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài, tránh việc bị áp thuế không đáng có. Nếu bạn đã đang quan tâm đến các sản phẩm linh kiện thép phục vụ cho việc thi công công trình xây dựng thì có thể liên hệ với đơn vị sản xuất gối kế thép Hoàng Phú Anh, là một trong những đơn vị sản xuất thép hàng đầu của Việt Nam.