Chương trình đánh giá sức khỏe di cư tại thành phố Hồ Chí Minh đã và đang hoạt đông thành công trong 31 năm qua. Từ năm 1987 đến nay, IOM Việt Nam hỗ trợ các diện nhân đạo và diện định cư Úc về di chuyển và thủ tục khám sức khoẻ nhập cư. Từ năm 1997, IOM Việt Nam mở rộng phạm vi hoạt động ra những vấn đề về sức khoẻ của dân di biến động trong đó có người bị buôn bán, di dân trong nước và các nhóm dân di biến động dễ bị tổn thương.
Chương trình khám sức khỏe di cư tại Hà Nội đã và đang hoạt động từ tháng 6 năm 2013
Nhiệm vụ chính
Nhiệm vụ chính của IOM Việt Nam là đảm bảo di dân trong chương trình của IOM đủ điều kiện di chuyển, rằng họ không gây nguy hiểm cho những người đi cùng với họ, và họ nhận được sự chăm sóc y tế thích đáng trong toàn bộ quá trình di cư của họ.
Khám sức khoẻ để di cư và du lịch
Sức khỏe di cư là một hoạt động chính của IOM Việt Nam. Việc đánh giá sức khỏe di cư được tiến hành theo hướng dẫn của Tổ chức phù hợp với luật pháp của quốc gia tiếp nhận, và các cơ quan y tế lien quan, việc đánh giá bao gồm:
- Khám sức khoẻ cho người sẽ di cư.
- Điều trị trước khi xuất cảnh (như là điều trị lao và một số bệnh truyền nhiễm khác).
- Tư vấn về HIV và giáo dục sức khoẻ.
Chích ngừa
- Khám sức khoẻ trước chuyến bay và cho các trường hợp cần di chuyển khẩn cấp.
- Hộ tống y tế cho di dân suốt chuyến bay cho các trường hợp có nhu cầu.
- Kiểm tra chất lượng của các bác sĩ và các phòng khám trực thuộc IOM.
- Chính phủ các nước Úc, Canada, New Zealand, Hoa Kỳ, Mã Lai và UK đã chỉ định IOM là nơi khám sức khoẻ cho di dân trong diện định cư Úc, diện nhân đạo và du học theo sự hướng dẫn của từng quốc gia.
HIV/AIDS và di dân biến động
Tầm quan trọng của dân cư và dân di biến động trong đại dịch AIDS ngày càng được nhận thức một cách đầy đủ hơn. Di dân ngày nay bao gồm cả các nhóm dân cư dễ bị xâm hại nhất đối với nguy cơ nhiễm HIV trên thế giới. Mắt xích giữa di cư và HIV/AIDS liên quan đến điều kiện và cơ cấu của quá trình di dân, sự nghèo đói, bóc lột, sự sống xa gia đình và người thân, xa các chuẩn mực văn hóa xã hội – kim chỉ nam cho ứng xử trong cộng đồng ổn định. Hiện nay, IOM đang hợp tác với UNAIDS và các đối tác khác trong những vấn đề sau:
- Tăng cường tư vấn HIV cho người dân khám sức khoẻ định cư.
- Tìm hiểu các dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam có thể giải quyết nguy cơ và sự dễ bị tổn thương của cá nhân và đào tạo các chuyên gia đối phó với vấn đề HIV/AIDS trong nhóm dân di biến động.
Xem thêm bài: Khám sức khỏe định cư Úc cần chú ý điều gì?
Quản lý bệnh lao và các nhóm di dân
Vào những năm đầu của thập kỷ 90, IOM đã thiết lập các chương trình chẩn đoán, điều trị lao có giám sát trực tiếp một cách hiệu quả trong khuôn khổ của các chương trình khám sức khoẻ di dân. Bên cạnh đó, IOM dự định kết hợp với chính phủ Việt Nam và các đối tác khác tại Việt Nam, Bộ Y Tế, và đối tác trong nước để nâng cao tinh hiệu quả của các chương trình đối với cộng đồng dân cư khó tiếp cận như di dân trong nước, người nghiện, người làm nghề mãi dâm, người có HIV, người bị buôn bán và người vô gia cư. IOM sử dụng những kinh nghiệm thu thập được tại Việt Nam và từ những dự án tại khu vực để xây dựng năng lực, củng cố sự hợp tác và liên kết giữa các dịch vụ nhà nước và tư nhân.
Sức khỏe và công tác phòng chống buôn bán người
Người bị buôn bán có quyền được chăm sóc sức khoẻ. Các hoạt động chống buôn bán người, bảo vệ hoặc trợ giúp các cá nhân bị mua bán trước hết phải đuợc xem xét trên nguyên tắc vì quyền lợi tốt nhất của nạn nhân. Hưởng ứng sự kêu gọi của chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh do buôn bán người, IOM Việt Nam – trong phạm vi của mình – tạo điều kiện và cung cấp dịch vụ đánh giá sức khỏe, chẩn đoán và điều trị cho các bệnh như bệnh lây lan qua đường tình dục, tư vấn tâm lý và chuyển đi chuyên khoa sâu, tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV, tư vấn sức khỏe sinh sản. Sự hỗ trợ được thực hiện kết hợp với các cơ quan chính phủ và đối tác phi chính phủ tại các mái ấm do IOM thành lập cho những người bị buôn bán.
Xem thêm bài: Qua vòng khám sức khỏe xin visa đi Úc chỉ cần những việc này